Cách kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng
Phần hành kiểm toán 641 và 642 thường giao cho các thành viên trợ lý kiểm toán kiểm toán phần hành này? Vậy nếu bạn được giao phần hành kiểm toán chi phí này thì các bạn nên bắt đầu từ đâu? Thu thập những bằng chứng kiểm toán nào? Cách hoàn thiện giấy làm việc khi kiểm toán phần hành chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp, Cùng Thương hiệu Dichvukiemtoanbctc.com tìm hiểu về kinh nghiệm kiểm toán phần hành G3, G4 nhé.

Cách kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng
Các định nghĩa tổng quát
Chi phí là gì?
Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và trong kinh tế học, là bất cứ thứ gì mà một thực thể (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) phải hy sinh (đánh đổi) để đạt được một điều gì đó. Ở một nghĩa rộng hơn, chi phí các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v… nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau – Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_ph%C3%AD
Chi phí bán hàng là gì?
Chi phí bán hàng là các khoản chi phát sinh thực tế nhằm phục vụ cho quá trình bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Những khoản chi này được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động bán hàng như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, vận chuyển, bảo hành, v.v. nhằm thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng chi phí để quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản chi tiêu cho nhân viên quản lý doanh nghiệp (lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm, đào tạo,…), chi phí thuê văn phòng, mua sắm trang thiết bị văn phòng, chi phí marketing, thuế và các chi phí pháp lý khác.
Các tài khoản kiểm toán
Tài khoản 641
Bên Nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
– Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;
– Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 (Xác định kết quả kinh doanh) để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp | |
Bên Nợ:
|
Bên Có:
|
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp có 8 tài khoản cấp 2, bao gồm:
- Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý;
- Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý;
- Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng;
- Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí;
- Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng;
- Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-ke-toan-thue-tron-goi-quan-binh-tan/
Tầm quan trọng của việc kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng
Phát hiện sai sót: Giúp phát hiện các sai sót, gian lận, hoặc các khoản chi phí không hợp lý.
Cải thiện hiệu quả: Cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện.
Đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính: Đảm bảo tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý và các bên liên quan.
Mục tiêu của kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng
Kiểm toán chi phí bán hàng, kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp là một phần hành quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Hai thành phần chi phí này là những chi phí gián tiếp đối với quá trình sản xuất nhưng lại là chỉ tiêu trực tiếp để xác định thu nhập chịu thuế.
Kiểm toán chi phí bán hàng, kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác minh tính trung thực, mức độ tin cậy của các khoản mục chi phí, trình bày các khoản chi phí trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính đầy đủ, đúng đắn và hợp lý theo quy định của chuẩn mực kế toán. Đồng thời, kiểm toán 2 thành phần này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng, tài liệu có liên quan để làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán nhiều khoản mục khác.
Để đạt được mục tiêu nói trên, kiểm toán viên cần phải khảo sát và đánh giá lại hiệu lực thực tế của hoạt động kiểm toán nội bộ đối với các khoản chi phí để làm cơ sở thiết kế và thực hiện các khảo sát cơ bản nhằm đạt được mục tiêu:
Kiểm tra xem các khoản chi phí được hạch toán vào chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đảm bảo có căn cứ hợp lý, tính toán đánh giá đúng và ghi sổ kế toán kịp thời, đầy đủ đúng khoản mục hay không.
Kiểm tra việc tính toán và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho các đối tượng chịu chi phí có đúng đắn và hợp lý, nhất quán hay không.
Kiểm tra việc trình bày và công bố chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên báo cáo tài chính đã đúng đắn hay chưa.
Cần chuẩn bị những gì để kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng?
Để tuân thủ đúng các thủ tục kiểm toán hai phần hành này, kiểm toán viên cần yêu cầu kế toán doanh nghiệp trình ra những tài liệu, hồ sơ sau:
Các chứng từ gốc: Bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu, phiếu chi.
Sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liên quan: Sổ TK 641, TK 642, TK 334,…
Bảng tổng hợp phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.
Chính sách bán hàng, quy chế ưu đãi (nếu có áp dụng).
Các hóa đơn và chứng từ liên quan,…
Quy trình kiểm toán CPQLDN và kiểm toán CPBH
Kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng là một phần không thể thiếu của kiểm toán báo cáo tài chính và gồm 3 bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần tìm hiểu các thông tin sau:
Tìm hiểu các thông tin cơ bản của khách hàng: ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, đặc thù bộ máy quản lý, điều lệ công ty, văn bản pháp luật công ty đang áp dụng,..
Phân tích sơ bộ: Kiểm toán viên cần đối chiếu, so sánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chí như giữa kỳ này và kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch, so sánh đơn vị với các đơn vị khác cùng ngành,….
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và đánh giá rủi ro.
Thiết kế chương trình kiểm toán.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Để thực hiện kiểm toán đối với hai phần hành chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng, kiểm toán viên cần:
Kiểm tra tài liệu: Các chính sách bán hàng, quy định khách hàng, kiểm tra việc thực hiện các quy định.
Quan sát thực tế và xác minh tính hiệu quả trong bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Kiểm tra các khoản chi như chi phí quảng cáo, tiếp khách, hoa hồng, chi phí mua ngoài,… xem đã đủ chứng từ gốc, hóa đơn, chữ ký và dấu hợp lệ chưa.
Kiểm tra tài sản cố định đang được trích khấu hao đang được sử dụng cho bộ phận nào.
Kiểm tra trình tự xuất công cụ, dụng cụ, vật liệu phục vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Kiểm tra tình hình cộng sổ, chuyển sổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kiểm tra các nghiệp vụ được ghi trong sổ cái.
Kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bước 3: Đưa ra kết quả kiểm toán
Ở giai đoạn kết thúc quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần tổng hợp kết quả kiểm toán và đưa ra kết luận, trong đó có các kết luận về chi phí quản lý doanh nghiệp và kiểm toán chi phí bán hàng:
Rà soát lại hồ sơ kiểm toán: Bao gồm toàn bộ các tài liệu, số liệu và thông tin thu thập được.
Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp giấy tờ giải trình.
Nếu các khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng có sai phạm, kiểm toán viên sẽ đưa ý kiến về các sai phạm này trong báo cáo kiểm toán để doanh nghiệp có những điều chỉnh hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kinh nghiệm kiểm toán phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Thường thì các khoản chi phí này có 2 dạng và chi phí cố định và chi phí không thường xuyên; CHI PHÍ CỐ ĐỊNH thì thường các tháng sẽ có biến động nhưng không nhiều trừ các trường hợp đối với các ngành nghề mang tính thời vụ; Thế nên chúng ta có thể lọc theo tháng để xem chi phí có biến động thế nào và tìm hiểu nguyên nhân, các chứng từ có liên quan.
Thường thì đối với các chi phí này doanh nghiệp thường hạch toán không thống nhất các tài khoản, chúng ta sẽ kiểm tra kỹ lại và tư vấn.
Nên sử dụng các phần mềm kế toán và các công cụ phân tích dữ liệu để hỗ trợ quá trình kiểm toán.
Ví dụ minh họa 1: Doanh nghiệp sản xuất bánh trung thu thường sẽ vào mùa sản xuất cao điểm là tháng 5,6,7 và tháng 10,11,12 hàng năm thì thường vào giai đoạn này các chi phí như quảng cáo, chi phí nhân công sản suất, chi phí tiền điện nước thường sẽ tăng cao hơn những tháng thấp điểm vì đặc thù ngành nghề, song song với đó thì thời điểm này doanh nghiệp bán hàng các dịp tết trung thu, tết âm lịch thì thường doanh thu cũng cao tương ứng.
DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – DỊCH VỤ LẬP HỒ SƠ GIAO DỊCH LIÊN KẾT – DỊCH VỤ KẾ TOÁN – BÁO CÁO THUẾ – TƯ VẤN THUẾ
Hotline: 098 225 4812
WEB: https://dichvukiemtoanbctc.com/
HÃY GỌI NGAY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP!