Giới thiệu về công ty dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

Công ty kiểm toán độc lập của chúng tôi được thành lập bởi đội ngũ kiểm toán viên trên 15 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp trên khắp cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hà Nội …. Chúng tôi đã cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho hơn 1.000 Doanh nghiệp trên cả nước với phương châm Uy tín – Chuyên nghiệp – Phí dịch vụ tốt nhất.

Giới thiệu về công ty dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

Giới thiệu về công ty dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

Với một quy trình được thiết lập chuẩn, đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm toán bctc – kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành, mức phí dịch vụ tối ưu nhất. 

Các kiểm toán viên nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm toán trên toàn quốc cho nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, Ban giám đốc và các kiểm toán viên không ngừng nỗ lực để mang đến dich vu kiem toan doc lap tốt nhất đến với các Doanh Nghiệp.

Dịch vụ thế mạnh của chúng tôi

  • Kiểm toán báo cáo tài chính chuyên nghiệp.
  • Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành.
  • Dịch vụ tư vấn chuyển giá.
  • Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.
  • Dịch vụ tư vấn thuế – tư vấn quản lý.
  • Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng.
  • Dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
  • Dịch vụ báo cáo thuế.
  • Dịch vụ làm sổ sách kế toán.
  • Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản.
  • Dịch vụ kiểm toán bctc để bổ sung hồ sơ vay ngân hàng.
  • Kiểm toán để bổ sung hồ sơ tham gia đấu thầu.
  • Dịch vụ kiểm kê tài sản hàng tồn kho.

Căn cứ pháp lý của các công ty dịch vụ kiểm toán độc lập hiện nay

Luật Kiểm toán độc lập của Quốc hội, số 67/2011/QH12.

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Quyết định 480/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Căn cứ pháp lý của các công ty dịch vụ kiểm toán độc lập hiện nay

Căn cứ pháp lý của các công ty dịch vụ kiểm toán độc lập hiện nay

Nghị định 17/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập.

Nghị định 105/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Thông tư 44/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt nam về việc quy định hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Luật kế toán Việt Nam.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Luật doanh nghiệp năm 2020.

Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Các quy định về kiểm toán độc lập 

Thông tư 39/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 129/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán.

Thông tư 202/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán.

Thông tư 203/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Thông tư 78/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Thông tư 183/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng.

Những công ty nào phải kiểm toán theo luật kiểm toán độc lập hiện hành

Những công ty nào phải kiểm toán theo luật kiểm toán độc lập hiện hành

Những công ty nào phải kiểm toán theo luật kiểm toán độc lập hiện hành

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
  • Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng.
  • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm,…
  • Công ty có lợi ích công chúng ( Hiện đang niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán như Upcom, Hose, Hnx …)
  • Doanh nghiệp nhà nước.
  • Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia.
  • Doanh nghiệp, tổ chức có số vốn nhà nước nắm từ 20%.
  • Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết.
  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
  • Dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA.
  • Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể thuê dịch vụ kiểm toán để soát xét kiểm tra lại sổ sách kế toán cho doanh nghiệp.

Tại sao phải thuê công ty dịch vụ kiểm toán độc lập

Công ty dịch vụ kiểm toán mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích về nhiều mặt như dịch vụ kiểm toán độc lập sẽ là đơn vị độc lập kiểm tra và đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính để giúp các Doanh chủ, nhà đầu tư, nhà cung cấp …. Có quyết định hữu hiệu nhất.

Tại sao phải thuê công ty dịch vụ kiểm toán độc lập

Tại sao phải thuê công ty dịch vụ kiểm toán độc lập

Dịch vụ kiểm toán do công ty chúng tôi cung cấp được thực hiện bởi một nhóm kiểm toán ( Nhóm kiểm toán báo cáo tài chính thường sẽ có từ 5 -7 bạn ) với các kiểm toán viên hành nghề có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao được cấp giấy phép hành nghề bởi các cơ quan quản lý, các trưởng nhóm kiểm toán và các bạn trợ lý kiểm toán có chuyên môn cao được chúng tôi đào tại chuyên nghiệp để có thể kiểm tra phát hiện các sai xoát kịp thời nhằm có những điều chỉnh tránh các rủi ro quá lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ kiểm toán bctc do chúng tôi thực hiện

Đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật

  • Để có thể vận hành một doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh sinh lời ổn định thì không được phép xuất hiện những sai sót liên quan đến hành chính, pháp luật.
  • Bởi nếu vi phạm, doanh nghiệp không những mất tiền bạc mà còn bị ảnh hưởng về độ uy tín.
  • Dịch vụ thuê kiểm toán ngoài là phương pháp an toàn hơn cả.
  • Bởi những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán đều sở hữu nguồn nhân lực kiểm toán viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao và được nhà nước chứng nhận, cấp chứng chỉ hành nghề. 

Đảm bảo tính khách quan nhất

  • Những sai lầm sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới doanh nghiệp. Với dịch vụ kiểm toán bên ngoài sẽ giúp chủ doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan nhất, chính xác nhất về những lỗi lầm mà kế toán nội bộ mắc phải.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đề ra các dự báo kinh tế trong tương lai.
  • Kiểm toán còn giúp các doanh nghiệp đưa ra những dự báo về rủi ro có thể xảy đến thông qua việc phát hiện các lỗ hổng còn tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp.Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục để duy trì sự ổn định phát triển của tổng thể doanh nghiệp.

Giá trị của báo cáo kiểm toán sau khi được kiểm toán

  • Đánh giá được tính trung thực, khách quan của báo cáo tài chính do cơ quản tổ chức có thẩm quyền ban hành.
  • Đảm bảo báo cáo kiểm toán tuân thủ pháp luật, quy chế và các điều khoản trong quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán.
  • Báo cáo kiểm toán đánh giá hiệu lực kinh tế trong quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán.
  • Báo cáo kiểm toán sẽ được sử dụng trong việc xử lý phát hiện những sai sót, yếu kém của đơn vị; hỗ trợ quản lý điều hành theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Cần chuẩn bị gì khi kiểm toán báo cáo tài chính

  1. Sổ nhật ký chung của năm tài chính cần kiểm toán.
  2. Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản.
  3. Bảng phân bổ, trích khấu hao tài sản cố định
  4. Sổ phụ ngân hang, thư xác nhận số dư ngân hang
  5. Biên bản đối chiếu công nợ 131, 331, và thư xác nhận cuối kỳ
  6. Tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN ….
  7. Quyết toán thuế TNDN, TNCN …
  8. Hợp đồng lao động, bảng lương, thoả ước lao động tập thể, quy chế lương ….
  9. Hợp đồng mua bán hang hoá, dịch vụ.
  10. Hoá đơn mua – bán hang hoá.
  11. Báo cáo tài chính.
  12. Sổ sách kế toán đã in.
  13. Phiếu thu – phiếu chi.
  14. Giấy báo nợ – báo có, giấy uỷ nhiệm chi.
  15. Đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu cuất kho …..

Những lưu ý trước khi công ty bạn kiểm toán báo cáo tài chính

  • Trước khi kiểm toán kế toán cần phải thu thập đủ sổ phụ ngân hang, thư xác nhận số dư tài khoản ngân hang, biên bản xác nhận công nơ phải thu và phải trả.
  • Sắp xếp hoá đơn chứng từ theo thứ tự để thuận tiện cho việc tìm kiếm hồ sơ trong quá trình kiểm toán.
  • Kết xuất sổ NKC, sổ cái, báo cáo tài chính ra file excel để thuận tiện cho việc kiểm toán.
  • Nếu trong quá trình kiểm toán kế toán chưa giải trình được số liệu hay thiếu hồ sơ chứng từ thì có thể bổ sung vào ngày kiểm toán tiếp theo.

Quy trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập chuyên nghiệp do công ty chúng tôi cung cấp

Bước 1: Khảo sát tình hình doanh nghiệp, trao đổi với ban giám đốc về những nội dung công việc.

Bước 2: Trao đổi thống nhất về các nội dung cung cấp dịch vụ, Lập hợp đồng kiểm toán độc lập.

Bước 3: Gửi thư hẹn kiểm toán tại doanh nghiệp.

Quy trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập chuyên nghiệp do công ty chúng tôi cung cấp

Quy trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập chuyên nghiệp do công ty chúng tôi cung cấp

Bước 4: Kiểm toán viên ( trưởng nhóm kiểm toán ) Gửi danh sách hồ sơ mà kế toán cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm toán.

Bước 5: Nhóm kiểm toán sẽ đến doanh nghiệp và kiểm toán.

Bước 6: Công ty kiểm toán độc lập phát hành bản dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Bước 7: Phát hành báo cáo kiểm toán.

Bước 8: Đưa ra ý kiến kiểm toán và những tư vấn về hệ thống kế toán doanh nghiep – hệ thống kiểm soát nội bộ.

Bảng giá dich vu kiem toan doc lap

Doanh nghiệp Bảng giá dịch vụ kiểm toán
Doanh nghiệp Thương mại, Dịch vụ, Tư vấn 12.000.000
Doanh nghiệp Sản xuất và Gia công 17.000.000
Doanh nghiệp xây dựng 22.000.000

Những yếu tốt làm căn cứ để báo giá dịch vụ kiểm toán:

  • Phí dịch vụ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp
  • Đặc thù hoạt động của doanh nghiệp
  • Yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.

Mức phạt hành chính nếu không tiến hành kiểm toán

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.

Lý do chọn dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi

Dịch vụ kiểm toán của chúng tôi đã cung cấp nhiều năm trên khắp cả nước và nhận được nhiều sự tin tưởng từ khách hàng vì sự uy tín và chất lượng kiểm toán chuyên nghiệp – uy tín.

Đội ngũ kiểm toán viên trên 15 năm kinh nghiệm trong nghề, đã cung cấp dịch vụ kiểm toán cho hơn 1.000 công ty, tâm huyết luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.

Sau khi kiểm toán các kiểm toán viên sẽ gửi bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và tư vấn doanh nghiệp các vấn đề về thuế, kế toán, chuyển giá …

Lý do chọn dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi

Lý do chọn dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi

Các kiểm toán viên hành nghề chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trên khắp cả nước.

Hỗ trợ tư vấn kế toán, tư vấn thuế, tư vấn kiểm toán 24/7.

Dịch vụ kế toán – kiểm toán mà công ty chúng tôi mang đến với quý công ty với phí dịch vụ hợp lý nhất thị trường – chất lượng dịch vụ tốt.

Dịch vụ kiểm toán uy tín, chất lượng, giá tốt nhất khu vực miền nam.

Căn cứ theo mục đích kiểm toán có thể phân thành các loại hình như sau

Nếu căn cứ theo mục đích kiểm toán thì có 3 loại hình kiểm toán chính sau đây:

Kiểm toán hoạt động

Là việc KTV hành nghề, Doanh nghiệp kiểm toán (DNKT), chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán.

Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một phương án kinh doanh, một dự án, một quy trình công nghệ, một công trình XDCB, một loại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị… Vì thế, khó có thể đưa ra các chuẩn mực cho loại kiểm toán này.

Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu quả của quá trình hoạt động rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tính trung thực, hợp lý của BCTC. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực làm cơ sở đánh giá thông tin có tính định tính trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một việc mang nặng tính chủ quan.

Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Kiểm toán hoạt động phải sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá khác nhau.

Báo cáo kết quả kiểm toán thường là bản giải trình các nhận xét, đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động.

Kiểm toán tuân thủ

Là việc các kiểm toán viên hành nghề, Công ty dịch vụ kiểm toán độc lập, chi nhánh công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

Kiểm toán Báo cáo tài chính

Là việc các kiểm toán viên hành nghề, DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

Kiểm toán Báo cáo tài chính

Kiểm toán Báo cáo tài chính

Công việc kiểm toán BCTC thường do các DNKT (DNKT) thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, Chính phủ, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua.

Do đó, kiểm toán BCTC là hình thức chủ yếu, phổ cập và quan trọng nhất, thường chiếm 70 – 80% công việc của các DNKT.

Căn cứ vào hình thức tổ chức kiểm toán có thể phân loại như sau

Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức thì kiểm toán có 3 loại:

Kiểm toán độc lập

Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các DNKT. Kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ nên chỉ được thực hiện khi khách hàng có yêu cầu và đồng ý trả phí thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế.

Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước.

Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình.

Kiểm toán nhà nước

Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên hành nghề làm việc trong cơ quan Kiểm toán Nhà nước, là tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thuộc bộ máy hành chính nhà nước; là kiểm toán theo luật định và kiểm toán tính tuân thủ, chủ yếu phục vụ việc kiểm tra và giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng Ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.

Kiểm toán nội bộ

công việc kiểm toán do các kiểm toán viên của đơn vị tiến hành. Kiểm toán nội bộ chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác kế toán, tài chính… của đơn vị.

Phạm vi và mục đích của kiểm toán nội bộ rất linh hoạt tuỳ thuộc yêu cầu quản lý điều hành của ban lãnh đạo đơn vị.

Báo cáo kiểm toán nội bộ chủ yếu phục vụ cho chủ doanh nghiệp, không có giá trị pháp lý và chủ yếu xoay quanh việc kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi trong những trách nhiệm được giao.

Lịch sử hình thành và phát triển nghành kiểm toán trên thế giới

Kiểm toán thời sơ khai ra đời như thế nào?

Kiểm toán thời sơ khai ra đời như thế nào

Kiểm toán thời sơ khai ra đời như thế nào

Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Ở thời kỳ đầu, kiểm toán chỉ mới ở mức độ sơ khai, biểu hiện là những người làm công tác kiểm toán đọc to những số liệu, tài liệu cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực.

Khi xã hội phát triển xuất hiện của cải dư thừa, hoạt động kế toán ngày càng được mở rộng và ngày một phức tạp thì việc kiểm tra, kiểm soát về kế toán và tài chính càng được quan tâm hơn chú trọng hơn trước nhằm đảm bảo số liệu trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

Ngành kiểm toán độc lập ra đời để đáp ứng theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Cùng với sự phát triển của thị trường, sự tích tụ và tập trung tư bản đã làm cho sự phát triển của các doanh nghiệp và các tập đoàn ngày càng mở rộng. Sự tách rời giữa quyền sở hữu của ông chủ và người quản lý, người làm công ngày càng xa, đã đặt ra cho các ông chủ một cách thức kiểm soát mới.

Ngành kiểm toán độc lập ra đời để đáp ứng theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Ngành kiểm toán độc lập ra đời để đáp ứng theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Phải dựa vào sự kiểm tra của những người chuyên nghiệp hay những kiểm toán viên bên ngoài. Việc kiểm tra đi dần từ việc kiểm tra ghi chép kế toán đến tuân thủ quy định của pháp luật và mãi đến những thập niên 80, kiểm toán hoạt động bắt đầu được hình thành và phát triển, nhưng hiện nay đã trở thành lĩnh vực trung tâm của kiểm toán nói chung, đặc biệt là kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ.

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính và sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã bộc lộ rõ những hạn chế của kiểm tra kế toán, sự kiểm tra trên cùng một hệ thống.

Chính từ đây, việc kiểm tra kế toán buộc phải được chuyển sang một giai đoạn mới, yêu cầu kiểm tra kế toán một cách độc lập đã được đặt ra.

Nghề kiểm toán độc lập tại Hoa kỳ phát triển như thế nào

Tại Hoa Kỳ sau khủng hoảng về tài chính vào những năm 1929, đến năm 1934 Ủy ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ (SEC) đã xây dựng và ban hành quy chế về kiểm toán viên bên ngoài.

Đồng thời, trường đào tạo kế toán viên công chứng của Hoa Kỳ (AICPA) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báo cáo kiểm toán tài khoản của các công ty.

Cũng trong giai đoạn này, ở các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và phát triển chức năng kiểm tra một cách độc lập trong nội bộ với tên gọi kiểm toán nội bộ.

Năm 1942 Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) được thành lập và đã đi vào hoạt động đào tạo các kiểm toán viên nội bộ. Đồng thời, Viện đã xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ vào năm 1978.

Dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam hình thành và phát triển như thế nào

Kiểm tra nói chung và kiểm tra kế toán nói riêng được quan tâm ngay từ thời kỳ đầu xây dựng đất nước.Tuy nhiên trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, công tác kiểm tra cũng được tổ chức phù hợp với cơ chế: Nhà nước với tư cách là người quản lý vĩ mô, đồng thời là người chủ sở hữu nắm trong tay toàn bộ công tác kế toán và kiểm tra nói chung.

Chế độ sổ sách kế toán đầu tiên tại VN

Năm 1957, lần đầu tiên Nhà nước ban hành chế độ sổ sách kế toán bao gồm gần 27 nhật ký dùng cho các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước.Trong mỗi nhật ký đã kết hợp cả yêu cầu thông tin cho quản lý và yêu cầu kiểm tra hoạt động tài chính. Đây là dấu mốc đầu tiên thể hiện mục tiêu thể chế và thực hiện sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá công tác kế toán, kiểm tra đất nước để phục vụ cho yêu cầu quản lý của xí nghiệp và của Nhà nước

Năm 1967, Liên Bộ Thống kê và Tài chính đã ban hành chế độ ghi chép áp dụng cho các xí nghiệp quốc doanh và một loạt các chế độ về tài khoản kế toán .

Năm 1971, Nhà nước chế độ kế toán thống nhất, chế độ kế toán đã khá hoàn thiện và tiêu chuẩn hoá được nâng cao.

Năm1988, Nhà nước ban hành pháp lệnh kế toán thống kê, nhằm đưa công tác kế toán vào kỷ cương, tăng cường pháp chế cho kế toán.

Năm 1989, trước nhu cầu biến đổi có tính chất cách mạng trong cơ chế quản lý kinh tế đất nước, sự thừa nhận một cách tất yếu khách quan nền sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường và một kiểu quản lý tài chính thích hợp với nó, chế độ kế toán mới ban hành cho chế độ kế toán trước đây.

Tuy nhiên chế độ kế toán ban hành năm 1989 vẫn còn khoảng cách khá xa so với thông lệ quốc tế và có những điểm chưa bắt nhịp với cơ chế thị trường

Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo cải cách kế toán. Tháng 2/1995 hệ thống kế toán tài chính doang nghiệp chính thức được ban hành.

Nhìn chung, chế độ kế toán đã phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Thể chế thông tin – kiểm tra bằng kế toán trong một cơ chế thị trường, cho họ yêu cầu quản lý Nhà nước, tài chính doanh nghiệp

Thể hiện sự phân biệt thông tin quản lý của kế toán so với các loại thông tin khác trong hệ thống thông tin kinh tế. Phục vụ cho sự quản lý thống nhất của Nhà nước về các lĩnh vực tài chính trong cơ chế mới, thể hiện tính chất thống nhất và tiêu chuẩn hoá cao về thông tin kế toán, phần nào đã tiếp cận được ngôn ngữ thông tin và những chuẩn mực quốc tế về kế toán.

Vai trò kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế thị trường

Kiểm toán độc lập (Independent Audit), đây là một loại kiểm toán được phân chia từ kiểm toán nói chung theo chức năng và chủ thể kiểm toán. Nó ra đời theo yêu cầu của cơ chế thị trường đòi hỏi.

Qua quá trình phát triển của kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập được tách ra phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường.

Vai trò kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế thị trường

Vai trò kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế thị trường

Nếu nói rằng nền kinh tế thị trường có hiệu quả hơn so với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì kiểm toán độc lập chính là một công cụ quản lý kinh tế ,tài chính đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu quả đó của nền kinh tế thị trường.

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là nhiều thành phần kinh tế ,là tự do sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh.

Mỗi doanh nghiệp đều có những biện pháp hạn chế mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường và tự thân vận động phù hợp với những đòi hỏi có tính quy luật sống còn của nó.

Tổ chức kiểm toán độc lập là những doanh nghiệp không cạnh tranh với các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp kiểm toán ) mà bạn hàng giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh.

Kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế

Hơn thế nữa, nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế muốn quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải có bên thứ ba độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho đối tượng quan tâm. Vì vậy đã hình thành nên loại hình kiểm toán độc lập này. Luật pháp nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đã quy định chỉ có các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập mới có giá trị pháp lý và độ tin cậy.

Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường là xu hướng tất yếu khách quan có tính quy luật của cơ chế thi trường.

Dịch vụ kiểm toán chúc các bạn thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Hotline: 098 225 4812. 

HÃY GỌI NGAY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP!

Từ khoá: Cong ty dich vu kiem toan doc lap, Công ty kiểm toán, Kiểm toán Phú Yên, Bảng giá kiểm toán, Phí kiểm toán báo cáo tài chính. Kiem toan doc lap uy tin gia tot; Auditing; accounting service; auditing company; báo phí kiểm toán; bang gia kiem toan.

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Chia sẻ thông tin này!

Bài đăng này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.