Phương pháp kiểm toán phần hành thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Bạn được trưởng nhóm kiểm toán giao phần hành kiểm toán là phần thuế thì các bạn sẽ tiến hành thu thập những chứng từ gì để kiểm toán phần hành này? Các bạn cần tiến hành những thủ tục kiểm toán gì cho phần hành này? … Cùng dichvukiemtoanbctc.com tìm hiểu chi tiết nội dung này nhé các bạn.

Phương pháp kiểm toán phần hành thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Mục tiêu kiểm toán phần hành thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Đảm bảo thuế và các khoản phải nộp NSNN là hiện hữu; Thuộc nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào có đúng với quy định hiện hành hay không; Đã được ghi nhận chính xác, đầy đủ; Được đánh giá và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
>>> Xem thêm: Dichvu kiểm toán uytin giá rẻ.
Tài khoản kế toán
Tài khoản 1331
Bên Nợ:
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Bên Có:
– Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ;
– Kết chuyển số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ;
– Thuế giá trị gia tăng đầu vào của vật tư, hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được chiết khấu, giảm giá;
– Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư bên Nợ:
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào còn được khấu trừ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
>>> Xem thêm: Cong ty dịch vu kiem toan uy tin o tinh An Giang.
Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 1331 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thuế.
– Tài khoản 1332 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế giá trị gia tăng đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định, bất động sản đầu tư dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thuế.
Tài khoản 333
Bên Nợ TK 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước của Bên Nợ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định bao gồm:
– Số thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ trong kỳ.
– Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào Ngân sách Nhà nước.
– Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp.
– Số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ (nếu có) của Tài khoản 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Bên Có Tài khoản 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước của Bên Có trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định bao gồm:
– Số thuế giá trị gia tăng đầu ra và số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp.
– Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
>>> Xem thêm: Kiểm toán báo cáo tài chính uy tín tại tỉnh Bình Dương.
Thủ tục chung khi kiểm toán
Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước.
Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
Thủ tục phân tích
So sánh các TK thuế năm nay với năm trước để phân tích, đánh giá tính hợp lý của những biến động; Xem xét phân tích những biến động có hợp lý hay không để từ đó tập trung kiểm toán vào những khoản mục phát sinh lớn, biến động nhiều.
>>> Xem thêm: https://dichvukiemtoanbctc.com/cong-ty-kiem-toan-tai-ca-mau.html
Kiểm tra chi tiết
Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, TK đối ứng…). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).
Thu thập bảng tổng hợp chi tiết theo dõi từng loại thuế, so sánh số phát sinh, số dư cuối kỳ với số cái, sổ chi tiết và BCĐSPS.
Xem xét biên bản quyết toán/thanh tra thuế trong năm/kỳ (nếu có)
Đối chiếu số dư các khoản thuế phải nộp theo biên bản với số liệu sổ kế toán. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
Đối chiếu số dư các khoản thuế phải nộp theo biên bản với số liệu sổ kế toán. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
Xác định các loại thuế bị tính sai, tính thiếu đã được khắc phục trong năm/kỳ này hay chưa;
Kiểm tra các khoản tiền phạt thuế theo biên bản quyết toán/thanh tra thuế (nếu có), đảm bảo đơn vị có loại ra khi tính thuế TNDN.
>>> Xem thêm: Công ty dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín ở tỉnh Kiên Giang.
Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ:
- Xem xét tờ khai quyết toán thuế, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp năm/kỳ trước để xác nhận số dư đầu năm/kỳ;
- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán để chứng minh cho số dư đầu kỳ.
>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm toán tỉnh Bình Định.
Thu thập các tờ khai thuế GTGT trong năm
- Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đã kê khai trong năm/kỳ. Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp với số liệu sổ kế toán, BCTC (tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tổng số thuế GTGT đầu ra phát sinh, tổng doanh thu kê khai tính thuế…). Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
- Kiểm tra, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế để đảm bảo rằng thuế suất thuế GTGT được DN áp dụng phù hợp với quy định.
- Dựa trên số liệu doanh thu, thu nhập khác chịu thuế GTGT và thuế suất tương ứng, lập ước tính độc lập về thuế GTGT đầu ra và so sánh với số liệu hạch toán và kê khai thuế GTGT. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
- Kiểm tra, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế để đảm bảo rằng thuế suất thuế GTGT được DN áp dụng phù hợp với quy định.
- Dựa trên số liệu doanh thu, thu nhập khác chịu thuế GTGT và thuế suất tương ứng, lập ước tính độc lập về thuế GTGT đầu ra và so sánh với số liệu hạch toán và kê khai thuế GTGT. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
- Kiểm tra chứng từ nộp thuế và chứng từ hoàn thuế GTGT trong kỳ.
- Kiểm tra tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
- Đọc lướt sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào để phát hiện thuế GTGT của các khoản thanh toán không qua ngân hàng [từ 20 triệu đồng] trở lên nhưng vẫn kê khai được khấu trừ;
- Kiểm tra chọn mẫu chứng từ thuế GTGT đầu vào để đánh giá tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm;
- Đối với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của nguyên vật liệu đầu vào cho hàng xuất khẩu, kiểm tra việc thu tiền bán hàng xuất khẩu tương ứng cho GTGT đầu vào đã kê khai khấu trừ.
- Trao đổi với đơn vị và KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiêu phải trả cho người bán xem có trường hợp quá hạn thanh toán không và đơn vị đã loại trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng không được khấu trừ chưa. Đồng thời chọn mẫu kiểm tra chứng từ thanh toán có đúng với thời hạn kê khai trả chậm không.
- Kiểm tra sổ cái và tờ khai thuế của các tháng sau ngày kết thúc kỳ kế toán để đảm bảo thuế GTGT đầu ra, đầu vào đã được hạch toán đầy đủ, đúng kỳ.
Thuế nhập khẩu (NK) và thuế GTGT hàng NK
- Đối chiếu số thuế phải nộp theo sổ kế toán với các tờ khai thuế trong năm và chứng từ liên quan, đảm bảo các khoản thuế này đã được hạch toán chính xác và đầy đủ. Giải thích những chênh lệch lớn (nếu có);
- Kiểm tra chi tiết chứng từ nộp thuế NK, thuế GTGT hàng NK đã nộp trong năm;
- Dựa trên lượng HTK thực tế, ước tính số thuế NK đươc hoàn cho hàng hóa tồn kho đã nộp thuế NK. So sánh số ước tính với số liệu của đơn vị đã hạch toán và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch nếu có;
- Kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo số dư cuối kỳ về thuế GTGT hàng nhập khẩu tương ứng với thuế GTGT còn được khấu trừ trên TK 133 (chú ý chỉ được khấu trừ khi đã nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu).
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
- Kiểm tra việc kê khai, hạch toán thuế TTĐB phải nộp, đã nộp đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB, đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế, biên bản quyết toán thuế và chứng từ nộp thuế, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế có liên quan;
- Ước tính số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ cho hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. So sánh số ước tính với số liệu của đơn vị đã hạch toán và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
- Kiểm tra, đối chiếu với chứng từ toàn bộ các khoản hoàn thuế TTĐB trong kỳ (nếu có) và đảm bảo thuế được hoàn được phản ánh phù hợp vào sổ kế toán.
Thuế nhà thầu
- Thu thập danh sách nhà thầu nước ngoài, hàng hóa và dịch vụ thuê nước ngoài đã trả, xem xét tính đầy đủ và chính xác của các khoản trích lập thuế nhà thầu theo sổ kế toán và kê khai của công ty cũng như việc thanh toán;
- Xem xét đơn vị có đăng ký mã số thuế cho nhà thầu nước ngoài khi ký hợp đồng không;
- Kiểm tra thuế nộp trong năm với chứng từ chi tiền.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Kiểm tra việc tính toán, kê khai và nộp thuế TNCN, đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế, bảng lương và chứng từ nộp thuế, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế có liên quan;
- Xem xét, trao đổi với các KTV thực hiện các phần hành khác xem trong kỳ có phát sinh các khoản chi phí như:
- Tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các hiệp hội, HĐQT, HĐTV, ban quản lý,…; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ văn hoá, thể dục thể thao, các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý; khuyến mãi bằng tiền, trúng thưởng…;
- Tiền thuê nhà trả cho người nước ngoài, tiền đóng học phí cho con học phổ thông của người lao động Việt Nam, tiền thuê xe cho cá nhân người lao động, mua bảo hiểm không bắt buộc, chi phí khám chữa bệnh,…;
- Lợi nhuận/cổ tức chi trả bằng tiền cho các thành viên/cổ đông;
- Khoản vay tiền từ các cá nhân;
- Nếu có, xem xét xem đơn vị có thực hiện khấu trừ và kê khai và nộp thuế TNCN cho các khoản chi này theo qui định chưa/tính các khoản này vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế TNCN phải nộp của người lao động không.
Công ty dịch vụ kiểm toán bctc uy tín chúc các bạn thành công.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Hotline: 098 225 4812.
HÃY GỌI NGAY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP